Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Phạt xe không chính chủ là trái với hệ thống nhà nước pháp quyền

Luật làm cuộc sống thuận lợi chứ không phải làm khó nhau
1. Những lý lẽ đều đúng của các bên:
Thời gian qua trên các diễn đàn thường xuyên nóng lên chuyện phạt xe “không chính chủ” (chưa sang tên đổi chủ). Rất nhiều ý kiến đa chiều đã thể hiện đồng tình có (nhưng rất rất ít), phản đối có (đại đa số).
Bên ủng hộ  cho rằng: quốc pháp phải nghiêm, qui định là phải thực thi và tất nhiên phải có xử phạt thì người dân mới thức hiện. Không có luật pháp nào mà không có chế tài kèm thêm xử phạt. Thực hiện nghiêm điều trên còn để chống thất thu thuế cho nhà nước vì tệ giao dịch buôn bán ngầm, đồng thời chống nạn tội phạm trộm cướp xe máy. Lý lẽ đưa ra tất nhiên là rất có lý.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Làm gì để có một nền giáo dục mạnh?

Vận hành hệ thống giáo dục sai là hại đời các cháu
Bài viết theo của bài "GS Ngô Bảo Châu chưa nói vì sao GD tha hóa".
Tại sao người dân mua sản phẩm tốt mà không mua sản phẩm tồi? Vì họ có lợi trong mua sản phẩm tốt để dùng, nếu là nguyên liệu thì giúp họ cho ra những sản phẩm tốt để cạnh tranh nhau. Các ngành nghề kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường để biết nhu cầu xã hội và có động lực để cạnh tranh. Ngành giáo dục cũng vậy.
Do vậy tự bản thân ngành giáo dục không thể tự nó cải cách được. Thứ nhất nó không có động lực. Thứ hai nó không có tín hiệu là cải cách như thế nào cho tốt. Cần phải đặt nó trong hệ thống thị trường, sản phẩm của nó phải được thị trường quyết định.

THƯỢNG BẤT CHÍNH-HẠ TẮT LOẠN

Vấn nạn thượng bất chính, hạ tắt loạn là do đâu?

1. Quan niệm về đạo đức lãnh đạo:
Mỗi khi trong xã hội có một scandan nào đó: tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, con quan chức ỷ thế làm càn, quan chức mua dâm,….v.v…thì nhiều người chép miệng “thượng bất chính, hạ tắt loạn”. Người có suy nghĩ sâu hơn thì cho rằng lỗi hệ thống xuất phát từ đây: “thượng bất chính-hạ tắt loạn”.
Rõ ràng là nếu quan trên nghiêm minh, liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có tài nữa thì hẳn là xã hội không có cảnh nhiễu nhương. Vấn đề mấu chốt là làm cho người lãnh đạo phải “chính”, chỉ cần tìm ra người như vậy thì xã hội sẽ thái bình thịnh trị, muôn dân ấm no. Nếu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy, hẳn nhiều người đồng ý và ủng hộ. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Hệ thống đúng của xã hội loài người

Sụp đổ là do con người xấu hay do hệ thống tồi?
Đi tìm hệ thống đúng để vận hành xã hội là một cuộc trường chinh của nhân loại. Dân tộc nào tìm ra trước thì văn minh trước, dân tộc nào chưa tìm ra thì còn ngụp lặn trong bể khổ trần ai.
Hôm nay chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này.
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn không đủ để lập luận nhằm chỉ ra hệ thống đúng của xã hội là gì. Và đồng thời bác bỏ những lối ngụy biện để bảo vệ một hệ thống sai. Phần lớn ngụy biện đến từ những người ủng hộ hệ thống sai để hưởng lợi.

Chúng ta đồng ý với nhau một điều là trong xã hội loài người cần có sự cạnh tranh mới có sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.

Hoa hồng lại nở trên lỗi hệ thống

Đừng gieo hạt, lấy gì hoa hồng nở?
Sáng nay, nhiều trang báo chính thống đã đưa tin về sự kiện thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đầu tư 200 triệu USD cho TW đoàn thanh niên xây dựng mạng xã hội. Tôi cho rằng đây là một hình thức tiêu tiền vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân tạo nên lỗi hệ thống ở Việt Nam.
Chính phủ không phải là nơi làm ra tiền. Chính phủ chỉ có một nguồn tiền duy nhất là thu thuế nhân dân (nếu có vay mượn nước ngoài thì cuối cùng vẫn là tiền thuế trả, nếu có in tiền gây lạm phát thì là thuế đánh trên toàn dân). Tiền của dân do mồ hôi nước mắt làm ra phải dùng vào những việc thật sự hữu ích cho dân.
Do bị lỗi hệ thống nên hiện nay tiền ngân sách được quyết chi tiêu rất dễ và kiểm tra không nghiêm nên gây thất thoát nhiều. Điển hình như các tập đoàn Vinashine, Vinaline,... Đây là nguồn cơn gây nợ công, nợ xấu và lạm phát.
Từ hệ thống sai là tiêu tiền ngân sách quá dễ nên nhiều tổ chức, cơ quan đã cố gắng vận động để được duyệt, chính điều này tạo ra lợi ích nhóm, móc ngoặc và tham nhũng.
Để có thể sửa được lỗi hệ thống, chúng ta cần lên tiếng chấm dứt những kiểu tiêu tiền, những dự án kiểu này. 
Nguyễn Văn Thạnh
P.s: Nhiều bài báo đã rút đi tít 200 triệu đôla, và xóa đi phần nội dung số tiền.
Một kiểu sài tiền chùa dân-biểu hiện của lỗi hệ thống.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

'GS Ngô Bảo Châu chưa nói vì sao GD tha hóa

Buổi gặp gỡ với sinh viên (SV) tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiều 13/3 - GS Ngô Bảo Châu đã dành hơn 1 giờ tâm sự và trao đổi về nhiều vấn đề nóng như: thần tượng, học chữ-học làm người, niềm đam mê khoa học và không quên nhắc lại sự kiện Đồi Ngô.

ÉP CHÍN TRÁI XANH, VÌ ĐÂU NÊN NỖI


Vì sao trẻ em phải chạy đua với việc học?
Trẻ con là những thiên thần của bố mẹ, những mầm non của xã hội. Trẻ con như lộc biếc trên cây, nó cần phát triển tự nhiên mới khỏe mạnh, xinh tươi. Tuổi mầm non thì vui chơi, nhận biết thế giới xung quanh, tuổi đi học thì bắt đầu học chữ. Tuổi nào việc nấy mới đúng với tự nhiên của sự phát triển. Không phải ngẫu nhiên luật qui định trẻ con 6-7 tuổi mới được học lớp 1.

Một cuộc đua vô nghĩa: Rõ ràng việc phụ huynh đua nhau cho con học trước chương trình khi con vào lớp một là một cuộc đua vô nghĩa. Thời gian để con em học rất dài, không việc gì chúng ta lại phải nhồi nhét con trẻ khi tuổi thơ chúng chưa cần làm việc đó.

Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống?


Bây giờ, câu chuyện là người Việt Nam chúng ta có một số thói hư tật xấu như: dựa dẫm, lười biếng, dựa uy, sính ngoại, ham nhậu, khoe khoang, dối trá, xả rác, ý thức công cộng kém, “ăn to, nói lớn”,… là chuyện gần như ai cũng thừa nhận. Thậm chí một góc trời cao quí như ngành giáo dục cũng bị một vị GS nổi tiếng cảnh báo là bị tha hóa.