Vấn nạn thượng bất chính, hạ tắt loạn là do đâu? |
1. Quan niệm về đạo đức lãnh đạo:
Mỗi khi trong xã hội có một
scandan nào đó: tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, con quan chức ỷ thế làm càn,
quan chức mua dâm,….v.v…thì nhiều người chép miệng “thượng bất chính, hạ tắt loạn”.
Người có suy nghĩ sâu hơn thì cho rằng lỗi hệ thống xuất phát từ đây: “thượng bất
chính-hạ tắt loạn”.
Rõ ràng là nếu quan trên nghiêm
minh, liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có tài nữa thì hẳn là xã hội không
có cảnh nhiễu nhương. Vấn đề mấu chốt là làm cho người lãnh đạo phải “chính”,
chỉ cần tìm ra người như vậy thì xã hội sẽ thái bình thịnh trị, muôn dân ấm no.
Nếu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy, hẳn nhiều người đồng ý và ủng hộ.
Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy.
2. Hệ thống quan trọng hơn cá nhân:
Chúng ta cần tìm hiểu chút ít về
lịch sử chế độ phong kiến. Chế độ xã hội này được vận hành nhờ quyền lực tập
trung vào tay một người. Tất nhiên người này phải là người đặc biệt: là thiên tử
hoặc là đại diện chúa trời; phải là người đầu trí tuệ, sáng suốt, phải có đạo đức
hơn người, phải có tình yêu thương muôn dân bao la,…..nói tóm lại mọi tinh hoa
đều có ở con người này.
Muôn dân chỉ nghĩ một điều: có
người quân tử cai trị thì xã hội sẽ thái bình. Cả xã hội tập trung cho giải
pháp này.
Lịch sử chế độ phong kiến không
phải là không có người như vậy để tạo ra thái bình thịnh trị cho muôn dân. Việt
Nam ta cũng có giai đoạn thịnh trị của nhà Lê: “thời vua Thái tổ, Thái tông-lúa
tốt đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.
Tuy nhiên, nhìn về lịch sử phong
kiến hàng ngàn năm, người dân được hưởng thái bình như vậy rất hiếm hoi, phần lớn
họ phải mang thân ra chịu bể khổ trần ai của nạn hôn quân, bạo chúa. Bao cuộc
khởi nghĩa núi xương, sông máu để lật đổ kẻ bạo tàn, đưa minh quân lên ngôi nhưng
cuối cùng đâu lại vào đó. Chưa bao giờ người dân giải quyết được vấn nạn “thượng
bất chính, hạ tắt loạn”.
Lỗi hệ thống sinh ra vấn nạn "thượng bất chính, hạ tắt loạn", chứ không phải nạn "thượng bất chính, hạ tắt loạn" gây ra "lỗi hệ thống" như mọi người thường nghĩ.
Lỗi hệ thống sinh ra vấn nạn "thượng bất chính, hạ tắt loạn", chứ không phải nạn "thượng bất chính, hạ tắt loạn" gây ra "lỗi hệ thống" như mọi người thường nghĩ.
3. Hệ thống sai mọi người đều khốn khổ:
Trong chế độ phong kiến, dân đã
khổ vậy, còn làm vua làm quan trong hệ thống đó liệu có sướng? Vua thì lo nơm nớp
bị cướp ngôi, bị đầu độc, làm phản,….đến mức già khụ cũng không dám rời ngôi. Rồi
còn phải căng mắt, căng tai để canh chừng sự nổi dậy của dân chúng. Thi thoảng nhiều
vị bị chết thảm trong các cuộc đấu đá quyền lực. Gia đình, vợ con, dòng tộc bị giết
sạch, rất bi thảm.
Vua đã vậy, còn quan? Quan thì ăn
nói phải giữ lời giữ tiếng, lúc nào cũng nhìn sắc mặt vua để lựa ngôn, hành động
thì kha na khúm núm. Được vua trọng dụng đấy rồi đày đọa, giết hại đấy. Cuộc sống
phải căng trí ngày đêm để chơi trò xu nịnh, phe nhóm, đấu đá nhau. Trong hệ thống
đó muốn làm quan thanh liêm, sống làm người tử tế rất khó, nhiều khi phải đổi cả
tính mạng như cụ Khuất Nguyên hoặc cả sự nghiệp như cụ Chu Văn An. Nhiều trường
hợp còn bị hàm oan phải chết cả ba họ như cụ Nguyễn Trãi.
Rõ ràng, chế độ phong kiến là một
hệ thống bị lỗi và nó làm mệt mỏi cho tất cả mọi người, từ dân đen đến vua
chúa. Hàng ngàn năm con người sống đọa đầy trong cái cối xay số phận như vậy.
4. Tình hình đất nước:
Hiện nay nền kinh tế VN đang lâm
vào khủng hoảng nghiêm trọng với sự sụp đổ các tập đoàn kinh tế nhà nước
Vinashine, Vinaline,….Công luận chỉ trích những sai lầm của chính phủ. Người chịu
trách nhiệm cao nhất là thủ tướng. Nhiều dư luận còn tỏ ra nghi ngờ ông là tham
nhũng, bao che cho phe cánh,….
Ngoài thủ tướng ra, dư luận còn
phê phán các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Hai vấn đề bị dân tình
phê phán là đạo đức lãnh đạo và nạn tham nhũng. Tham nhũng đã thành bầy sâu;
suy thoái đạo đức, lý tưởng đã thành một bộ phận không nhỏ. Khởi nguồn từ đây,
đất nước sinh ra bao vấn nạn: chạy chức, chay quyền, trộm cướp, lừa đảo, hàng
giả,…..Dân chỉ còn biết chép miệng “thượng bất chính, hạ tắt loạn”.
Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu
sẽ thấy công việc của thủ tướng VN là vô cùng nặng nề. Ông không chỉ đóng vai
trò đứng đầu ngành hành pháp quốc gia mà còn đóng vai trò đi làm ăn, kinh
doanh, thống lĩnh các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hàng trăm vụ việc phải chờ ý
kiến chỉ đạo của ông mới chạy được. Dù là người đứng đầu chính phủ, đầy quyền lực
nhưng với cơ chế đảng lãnh đạo tập thể, hẳn ông phải xử lý hàng trăm mối quan hệ
chồng chéo nhau. Trong hệ thống hiện nay, chỉ có thánh nhân mới vận hành được hệ
thống mà không sinh ra tham nhũng, móc ngoặc, rút ruột. Suy cho cùng thủ tướng
cũng là con người, hãy thông cảm cho ông. Nếu có thất bại, ông cũng là nạn nhân
của hệ thống mà thôi. Không ông, bất cứ người nào lên thì kết quả cũng sẽ thế
thôi.
Trong hệ thống hiện nay, bạn phê
phán tham nhũng, nhưng nếu là bạn, hẳn bạn cũng sẽ tham nhũng. Đó là lời mà một
người bạn tôi đang làm trong nhà nước tâm sự.
5. Sửa lỗi hệ thống để lãnh đạo thành thơi mà quốc gia thịnh vượng:
Những vị thủ tướng Anh, thủ tướng
Nhật, tổng thống Mỹ,….họ lãnh đạo hệ thống đúng nên công việc họ nhàn hạ, có cả
kỳ nghỉ hè mà quốc gia vận vẫn hành tốt, vẫn cường thịnh, quốc thái dân an. Lãnh
đạo một hệ thống đúng như vận hành một chiếc máy bay hiện đại Abus A380, người
phi công chỉ việc theo dỗi các thông số để điều chỉnh khi cần, thế là đủ.
Ở Việt Nam hiện nay, để sửa lỗi vấn
đề “thượng bất chính, hạ tắt loạn”, toàn dân phải biết rằng, lỗi đó sinh ra như
là một tất yếu của lỗi hệ thống chứ không chỉ là vấn đề đạo đức, phẩm hạnh của
người lãnh đạo. Để giải quyết vấn đề dứt điểm, rốt ráo, chúng ta cần giải pháp
hệ thống chứ không thể là giải pháp giáo dục đạo đức tiền nhân hoặc tìm người
tài đức thay thế. Sửa lỗi hệ thống là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi tất cả
người dân phải ý thức, nhận thấy vấn đề để góp sức tham gia.
Lãnh đạo trong một hệ thống bị lỗi,
liệu có sướng, có vinh quang không? Hẳn nhiên là không, đầy mệt mỏi và nguy hiểm
nữa là khác. Tại sao không sửa lỗi hệ thống từ lãnh đạo cấp cao? Suy cho cùng lỗi
hệ thống cũng làm khổ những vị đó như ai.
Trong công cuộc sửa lỗi hệ thống,
vai trò của lãnh đạo rất to lớn, họ cần nhận biết. Chỉ khi nào lãnh đạo trong một
hệ thống đúng thì họ mới nhàn hạ, sự nghiệp chính trị mới vinh hiển. Muôn dân mới
yêu mến họ.
N.V.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét