Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

KHI NÀO NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NỀN DÂN CHỦ THẬT SỰ?

Dân chủ không chỉ là chuyện bầu bán 
mà còn là cách thức làn ăn
Câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi nghĩ không ai biết chắc chắn và tôi cũng vậy. Tuy nhiên tôi có thể chia sẻ với các bạn một dấu hiệu để nhận biết khi nào đất nước thật sự có nền dân chủ. Đó là khi tin tức như thế này “25.000 tỷ đồng xây Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”-báo vnexpess.net đưa tin ngày 14/4/2013-không được người dân hoan nghênh phấn khởi mà sẽ biểu tình phản đối. Vì sao vậy?

Có ai biết sau vẻ hào nhoáng này là gì không?
Theo báo chí đưa tin, công trình này do nhà nước đầu tư với mức 25.000 tỷ đồng (chính xác báo nêu là “được thực hiện bằng hình thức hợp tác công - tư từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn ngân sách”-nhưng tôi không tìm ra tư là ai, nếu có cũng chiếm phần nhỏ hoặc cũng là sân sau), sau 9 năm chuẩn bị, bao gồm 4 năm nghiên cứu hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, 3 năm nghiên cứu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và 2 năm thực hiện công tác thiết kế chi tiết, đấu thầu.
Tôi không biết món tiền khổng lồ trên sẽ mang lại cuộc sống giàu sang cho bao nhiêu người, nhưng chắc chắn một điều là không nhỏ. Cầm dầu thì phải dính mỡ, đó là điều tất yếu! Chưa kể nó sẽ tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm mà để có nó sẽ phải xin xỏ chạy chọt, nhiều khi là nhờ thân quen chứ không phải là tài năng. Những dự án kiểu này là đầu mối tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa chất lượng tồi (có bằng cấp nhưng không có thực tài) do ngành giáo dục tạo ra. Nó góp phần phá hủy ngành giáo dục, làm giáo dục tha hóa mà không sao ngăn được.
Có những việc xảy ra một cách ngẫu nhiên nhưng có những việc sẽ xảy ra theo một cách logic của sự tất yếu. Tự nhiên hay xã hội cũng phải tuân theo qui luật logic của nó. Nếu bạn bị trượt chân, tất yếu tiếp theo là bạn sẽ té ngã. Trong hoạt động kinh tế cũng vậy. Nếu bạn tiêu đồng tiền của nhà nước thì các logic tiếp theo phải xảy ra: nạn tham nhũng, chạy chọt, đút lót, hoa hồng, móc ngoặc, lợi ích nhóm,…và kèm theo cả nịnh bợ.
Con người không phải thánh thần, hệ quả tiếp theo nữa là họ sẽ ra sức bảo vệ những kiểu làm ăn như vậy. Dù đất nước có điêu tàn, những con người đang nắm quyền, những người có khả năng ban phát bổng lộc cho họ vẫn sẽ tại vị vững như bàn thạch, không gì lay chuyển nổi. Thật là nguy hiểm và mệt mỏi để chống lại một liên minh quyền và tiền như trên.
Chính những kiểu làm ăn trên đã tiếp máu cho thể chế chính trị thối nát hiện nay.
Suy cho cùng, chính sự không hiểu biết về kinh tế của người dân mới tạo điều kiện cho quan chức và phe nhóm dọn cỗ đánh chén!
Chỉ khi nào người dân sợ những cảnh thế này, đất nước mới có nền dân chủ!
Dưới góc nhìn của tôi, đây là một đám bậu sậu, ồn ào, hình thức, đầy tốn kém, nuôi dưỡng tham nhũng,
 nịnh bợ và báo cáo thành tích láo, không mấy thực làm-hiệu quả kinh tế không cao.
Trong nền dân chủ là dân phải làm chủ, để làm chủ dân phải nắm kinh tế. Vai trò của nhà nước là nắm luật, thực thi luật để kinh tế tư nhân có thể tiến hành hợp tác làm ăn chứ không phải đi làm kinh tế.
Nguyễn Văn Thạnh
Bài tiếp: Đồng tiền công-đồng tiền tư
http://danluan.org/tin-tuc/20130406/nguyen-van-thanh-mot-kieu-lam-an-nhan-ha

2 nhận xét:

  1. Tôi thấy mấu chốt vấn đề ở VN là tinh thần, sự hiểu biết về tự do kinh tế chưa có nên nó loanh quanh quay lại công ty nhà nước, rồi lại xử lý hậu quả. Từ thời bao cấp đến giờ liên tục như vậy.
    Tôi muốn truyền bá lý luận tự do kinh tế ra xã hội càng nhiều càng tốt.
    Mong được kết nối với các bạn hữu có cùng lý tưởng.
    Nguyễn Văn Thạnh

    Trả lờiXóa
  2. chỉ khi nào kinh tế tư nhân phát triển thì khi đó sẽ có dân chủ. Vì tự do kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích bản thân từng cá nhân. Khi đó họ sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình tạo ra. Hiện nay, kinh tề NN chiếm thế chủ đạo về nguồn vốn, nhưng các đại gia của nền kinh tế là các tư nhân có quan hệ thân thiết với các lãnh đạo của kinh tế NN.chừng nào tư nhân, các cá nhân còn phụ thuộc, sử dụng các sản phẩm của các đại gia này thì khi đó còn lâu mới có dân chủ. Để phát triển được nền kinh tế tư nhân trong bối cảnh toàn cầu hóa thì không gì hơn là kiến thức & kỹ năng. Những cái này đều có ở trên internet & google. chỉ có cá nhân dám dấn thân, theo đuổi tới cùng để sắp xếp các kiến thức lại 1 cách có hệ thống thì mới tìm ra quy luật, chân lý thì khi đó tư nhân mới phát triển được. Mỗi chân lý, quy luật đó sẽ mang lại 1 diện mạo mới góp phần thay đổi xã hội theo hướng tích cực hơn. vì nó tiến gần tới chân lý

    Trả lờiXóa