Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Vây Ngụy để cứu Triệu

Hàng triệu người khốn khổ vì kẹt xe mỗi ngày
1. Điển tích vây Ngụy để cứu Triệu:
Mùa thu năm 354 trước công nguyên, Vua Ngụy là Huệ Vương phái Bàng Quyên dẫn mười vạn tinh binh đánh thốc vào nước Triệu. Kinh đô của nước Triệu là Hàm Đan bị bao vây. Nước Triệu phải đi cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương quyết định cử Điền Kỵ làm soái, Tôn Tẩn làm quân sư, ra quân đi cứu Triệu. Điền Kỵ hạ lệnh cho quân Tề kéo thẳng đến Hàm Đan. Tôn Tẩn cho rằng ở đó có quá đông binh lính của Ngụy, nếu đến đó có thể phải đánh nhau to nhưng không giải quyết được vấn đề, ông bày mưu cho quân Tề kéo đến vây thủ đô nước Ngụy là Đại Lương. Thủ đô nước nhà bị bao vây buộc Bàng Quyên phải kéo binh về cứu, nhờ vậy mà nước Triệu được giải nguy.
Lời bàn: Nhiều khi để giải quyết một vấn đề chúng ta cần giải quyết nó ở nơi khác thì vấn đề lại được giải quyết tốt hơn là đâm đầu vào chính vấn đề. Để làm được việc này, chúng ta cần có tư duy logic hệ thống. Những người thông minh luôn giải quyết vấn đề theo hương đó thay vì đâm đầu vào chính vấn đề làm cho rối hơn.
2. Chuyện tắt đường:
Tôi viết bài này nhân đọc trên báo dân trí một sáng kiến mới là “Sở Công thương Hà Nội đề xuất sử dụng xe đạp để giảm ùn tắc giao thông”.
Câu chuyện tắt đường ở HN và TP HCM ngày càng nghiêm trọng, làm mệt mỏi cho tất cả người dân già trẻ, lớn bé. Để giải quyết vấn đề này, không biết bao nhiêu sáng kiến, phương án được đưa ra. Từ chữa cháy như: đổi giờ học, giờ làm, cấm đăng ký xe máy nội thành, hô hào cán bộ đi xe buýt,….đến giải pháp căn cơ như mở rộng đô thị, tăng cường đầu tư mở đường, làm đường trên cao,….đến giải pháp có phần “dở hơi” là đề nghị đi xe đạp.
Tôi cho rằng, tất cả những giải pháp hiện nay không giải quyết được vấn đề, nó sẽ làm cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn mà thôi.
Nhận xét trên báo dân trí bạn Le Khoi Nguyen (khoinguyenle@yahoo.com.vn) đã viết: "Xe đông là do người đông, muốn xe giảm thì người phải giảm, nói chung xuất phát điểm là do tình trạng di dân ồ ạt tập trung tại những TP lớn". Đây là một nhận xét đúng, nêu ra được mấu chốt vấn đề.
Hiện nay, xây dựng hạ tầng đô thị đều do tiền ngân sách đầu tư. Tiền từ ngân sách thì cách chi tiêu khác hoàn toàn tiền tư nhân. Tiền ngân sách thì càng gần thủ đô, càng có quan hệ gần càng dễ được duyệt. Có những con đường ngắn ở HN tiêu tốn đến hàng ngàn tỷ đồng, hoặc vỉa hè được làm cạy lên lát lại nhiều lần cũng có phần do động lực % hoa hồng chi phối. Chính quá trình tiêu tiền này tạo công ăn việc làm nên dân các tỉnh đổ về tìm việc. Dân đông tắt đường lại phải đầu tư mở đường,….cứ như vậy tạo ra cái vòng xoáy hút dân khắp nơi đổ về làm kẹt cứng thành phố. Dòng tiền xã hội bị hút hết vào các công trình nghìn tỷ trên thành phố sẽ làm các tỉnh còn lại không có vốn để đầu tư phát triển, chính điều này làm cho người dân không có kế sinh nhai nên lũ lượt kéo lên thành phố kiếm sống.
Như vậy để giải quyết chuyện tắt đường chúng ta cần theo chiến lược “vây Ngụy để cứu Triệu”, tức là đầu tư cho các tỉnh phát triển kinh tế để dân không đổ về TP.
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng để làm được, Việt Nam cần thay đổi hoàn toàn tư duy và kết cấu nền kinh tế. Chuyển từ nền kinh tế với doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, mức đầu tư công cao sang nền kinh tế tư nhân tự do. Lúc bấy giờ đồng vốn sẽ không tập trung quá nhiều vào TP mà nó sẽ tự động di chuyển đến nơi có hiệu quả sinh lời cao hơn và kéo theo công ăn việc làm ở đó.
Tham khảo thêm về nguyên nhân làm đô thị đông đúc tại đây.
Nguyễn Văn Thạnh


3 nhận xét:

  1. "Nhiều khi để giải quyết một vấn đề chúng ta cần giải quyết nó ở nơi khác" con người có xu hướng vị kỷ, cá nhân , tự trung tâm - luôn muốn tối đa hóa lợi ích, tối thiểu sự mất mát. nên khi muôn giải quyết một vấn đề nào đó, họ luôn đặt cá nhân lên trên hết dẫn đến không thể giải quyết nổi vấn đề. Như tắc đường, lương thấp, giá nhà cao ...
    Ngoài ra, con người là 1 cá nhân, là 1 thành viên trong xã hội, có mối tương quan , chức năng nhất định trong xã hội. Do đó, để giải quyết 1 vấn đề của xã hội thì cần phải tìm hiểu mối tương quan này, vai trò, chức năng, vị trí của con người trong xã hôi. tức phải có tư duy logic hệ thống. khi hiểu được điều này thì logic hệ thống đưa chúng ta đến với chân lý, hiểu được các quy luật của tự nhiên, của xã hội đến với tận nguồn của vấn đề. Nơi đó mà chúng ta sẽ phải giải quyết, có thể nó ở rất xa so với nhận thức trực quan. bằng hành động này con người đã điều chỉnh thiên hướng vị kỷ, tự trung tâm của mình cho phù hợp với các quy luật của khách quan. khi đó con người hành xử như là 1 đối tác của hệ thống, tham gia tích cực vào xây dựng 1 hệ thống có chất lượng cao hơn, có tương lai bền vững dự đoán được

    Trả lờiXóa
  2. Bạn có thể kết nối với tôi qua email: thanhipi@gmail.com?

    Trả lờiXóa
  3. e kết nồi với anh mà k được. kết nối kiểu gì vậy a?

    Trả lờiXóa