Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Quyền con người-kinh nghiệm từ tôi



Quyền con người đã được nhà nước VN thừa nhận

Viết tiếp bài: Ai xuyên tạc được chân lý
Hôm nay, nhiều bạn nhận xét tôi thật là “gân” khi viết nhiều bài “động chạm” đến thế, còn trưng ra cả tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email,…tất tần tật mà không sợ. Nhiều độc giả cho rằng ông này có lẽ uống thuốc liều; nhiều người cảnh giác còn cho rằng tôi được mua chuộc, được chống lưng để làm chim cảnh bẫy mồi,….v.v và v.v.
Cũng như các bạn, tôi cũng sợ. Nhẹ thì bị sách nhiễu, mất công ăn việc làm, gia đình khốn khổ liên lụy, nặng thì đi tù, thậm chí có khi bị chết trong đồn công an, ai mà không sợ? Ai đó đã nói, con người là động vật chính trị, tôi hoàn toàn đồng ý. Là con người làm sao mình có thể thờ ơ trước cuộc sống, trước hiện tình nghèo khó, tham nhũng của đất nước? Tôi quan tâm đến chính trị từ khi còn là sinh viên, tôi rất chán nản cho nền giáo dục, chán nản mỗi khi có việc phải đến bệnh viện hay cơ quan nhà nước. Nhưng tôi không làm gì cả, bỡi vì tôi sợ; ba má tôi sợ, anh em tôi sợ, bạn bè tôi sợ. Xung quanh tôi, ai ai cũng sợ, đụng chuyện chính quyền là họ vẽ ra nhiều kịch bản khủng khiếp. Đa số mọi người suy nghĩ chính quyền này rất tàn bạo, họ sẵn sàng dùng công an, dùng nhà tù, thậm chí là dùng bạo lực đánh đập, ám sát các kiểu như gây tai nạn giao thông, bỏ độc vào thức ăn,… để bóp chết bất cứ ai hó hé động chạm đến các vấn đề nhạy cảm. Họ nêu ra nhiều trường hợp bị nạn như vậy từ thời bao cấp đến giờ. Cũng là con người, làm sao mà tôi không sợ?

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Ai xuyên tạc được chân lý

Tôi-Nguyễn Văn Thạnh-dù chưa giàu có nhưng xin đưa ra giải thưởng: ai xuyên tạc được định luật bảo toàn năng lượng, xin liên lạc với tôi để nhận giải thưởng 1 triệu đôla.
Địa chỉ liên lạc:
K.s Nguyễn Văn Thạnh
54 Nguyễn Công Trứ-Sơn Trà-Đà Nẵng
ĐT: 0984,973,376
Đây là một giải thưởng nghiêm túc và tôi hoàn toàn ý thức số tiền thưởng 1 triệu đôla là số lớn.
Không ai xuyên tạc được chân lý:
Tại sao tôi có thể tự tin để đưa ra giải thưởng như vậy? Đơn giản vì định luật bảo toàn năng lượng là một chân lý lớn của tự nhiên. Nó luôn luôn đúng, không ai có thể bóp méo, xuyên tạc được dù muốn. Dựa vào nguyên lý này mà ta có thể bác bỏ tất cả những ngụy biện về động cơ vĩnh cửu. Làm gì thì làm nhưng chắc chắn một điều là năng lượng không thể tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Thế thôi. Một người dân không cần giỏi nhưng dựa chắc vào nguyên lý này thì luôn có thể chống lại đám bậu sậu chuyên gia GS-TS nếu đám này bắt tay nhau vẽ ra đề án động cơ vĩnh cửu để lấy tiền ngân sách tiêu pha.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Douglas Bandow - Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế

Nhiều người thường gắn tiền với nhiều cái xấu, ít người
 biết tiền chính là giá trị  lao động của con người
Phạm Nguyên Trường dịch
Hầu như ai cũng ủng hộ tự do. Ít nhất là họ nói rằng họ ủng hộ tự do. Các chính trị gia hùng hồn khi nói về những quyền tự do của nước Mĩ nói chung. Không khó tìm những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tự do dân sự. Các chiến sĩ nhanh chóng đứng lên chống lại những mối đe dọa đối với quyền riêng tư. Và hầu hết mọi người đều cảm nhận được bằng trực giác rằng những quyết định riêng tư của cá nhân và gia đình là những quyết định không liên quan gì tới chính phủ hết.
Nhưng khi nói về quyền tự do kinh tế thì nhiều người lại thay đổi ngay giọng điệu. Cứ như thể tự do kinh tế không đáng quan tâm vậy. Thực vậy, khía cạnh này của tự do dường như bị loại ra, dễ bị nhà nước kiểm soát và điều tiết. Một số người nồng nhiệt tuyên bố trung thành với tự do lại ngậm miệng khi thấy quyền sở hữu, quyền kinh doanh và tự do kí kết hợp đồng bị tấn công.

KHI NÀO NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NỀN DÂN CHỦ THẬT SỰ?

Dân chủ không chỉ là chuyện bầu bán 
mà còn là cách thức làn ăn
Câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi nghĩ không ai biết chắc chắn và tôi cũng vậy. Tuy nhiên tôi có thể chia sẻ với các bạn một dấu hiệu để nhận biết khi nào đất nước thật sự có nền dân chủ. Đó là khi tin tức như thế này “25.000 tỷ đồng xây Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”-báo vnexpess.net đưa tin ngày 14/4/2013-không được người dân hoan nghênh phấn khởi mà sẽ biểu tình phản đối. Vì sao vậy?

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Vây Ngụy để cứu Triệu

Hàng triệu người khốn khổ vì kẹt xe mỗi ngày
1. Điển tích vây Ngụy để cứu Triệu:
Mùa thu năm 354 trước công nguyên, Vua Ngụy là Huệ Vương phái Bàng Quyên dẫn mười vạn tinh binh đánh thốc vào nước Triệu. Kinh đô của nước Triệu là Hàm Đan bị bao vây. Nước Triệu phải đi cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương quyết định cử Điền Kỵ làm soái, Tôn Tẩn làm quân sư, ra quân đi cứu Triệu. Điền Kỵ hạ lệnh cho quân Tề kéo thẳng đến Hàm Đan. Tôn Tẩn cho rằng ở đó có quá đông binh lính của Ngụy, nếu đến đó có thể phải đánh nhau to nhưng không giải quyết được vấn đề, ông bày mưu cho quân Tề kéo đến vây thủ đô nước Ngụy là Đại Lương. Thủ đô nước nhà bị bao vây buộc Bàng Quyên phải kéo binh về cứu, nhờ vậy mà nước Triệu được giải nguy.
Lời bàn: Nhiều khi để giải quyết một vấn đề chúng ta cần giải quyết nó ở nơi khác thì vấn đề lại được giải quyết tốt hơn là đâm đầu vào chính vấn đề. Để làm được việc này, chúng ta cần có tư duy logic hệ thống. Những người thông minh luôn giải quyết vấn đề theo hương đó thay vì đâm đầu vào chính vấn đề làm cho rối hơn.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

MIỄN PHÍ-MỘT CÁI BẪY NGUY HIỂM

1. Vui mừng từ miễn phí:
Miễn phí từ nhà nước, có nên vui? (khác tư nhân miễn phí)
Tin cho hay "ngày 2/11/2012, Sở Thông tin truyền thông và BQL dự án phát triển CNTT và TT TP Đà Nẵng chính thức triển khai xây dựng hệ thống kết nối không dây (wifi) trên toàn TP". Theo đó, mạng wifi được đầu tư 1 triệu USD giai đoạn đầu. Như vậy, sau TP Hội An và Hạ Long, Đà Nẵng trở thành thành phố thứ 3 tại Việt Nam phủ sóng wifi công cộng khắp thành phố.
Hẳn bản tin trên sẽ làm nức lòng nhiều người. Người dân không chỉ của TP Đà Nẵng mà cả nước lại được dịp hoan nghênh lãnh đạo Tp Đà Nẵng. Hơn thế nữa họ mong sao tất cả các thành phố khác trong cả nước nên noi gương hành động vì dân của ba thành phố trên. Nếu có đề xuất nên phủ sóng wifi miễn phí cả đất nước để phục vụ nhân dân, để phục vụ phát triển kinh tế, để thể hiện là một chính quyền vì dân,….hẳn sẽ được tung hô và thu được nhiều phiếu bầu.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

VIỆT NAM CẦN MỘT THATCHER

Người hùng thật sự của nước Anh-Margaret Thatcher
Ngày nay, với sự bùng nổ của mạng internet, thông tin trở nên tràn ngập đến tận “phòng ngủ” mọi người. Một ngày không biết bao nhiêu tin tức được truyền tải, một người dù có dành ra 24h/ngày cũng không thể xem hết. Đây là một điều tuyệt vời của kỷ nguyên số nhưng cũng có cái không hay của nó. Giữa một rừng thông tin như vậy, xã hội sẽ không biết đâu là trống trận, đâu là nhiễu âm để cùng nhau giải quyết những vấn đề nghiêm trọng mà xã hội mắc phải. Sức mạnh của công chúng bị phân tán, xã hội rơi vào tình trạnh lình xình, bàn cãi nhiều nhưng vấn đề vẫn còn đó.
Trong rừng thông tin truyền tải trên mạng mấy ngày nay, tôi chú tâm vào hai tin:

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Xây nhà là dại, dựng trại là khôn

Nhà đang xây
Tiếp theo bài viết “khối u bất động sản làm sao giải quyết”.
A. Bàn chuyện làm ăn và chốn ở:
Bà tôi hay dặn con cháu “xây nhà là dại, dựng trại là khôn”, tức là cần tính đến cơ sở làm ăn trước rồi mới đến cái ở. Ai nghe lời bà đều thành công, ban đầu chịu khó ở chật hẹp, tạm bợ để đầu tư tiền bạc vào làm ăn. Sau thời gian công chuyện làm ăn vững vàng, có lợi nhuận thì trích ra một phần xây nhà phù hợp với điều kiện, còn bao nhiêu vốn liếng đầu tư vào làm ăn tiếp.
Có một vài con cháu không nghe lời bà, có bao nhiêu vốn liếng đổ ra xây nhà hết, còn đi vay mượn thêm để xây căn nhà thật to. Tuy có căn nhà to nhưng phải nai thân ra làm mướn kiếm bạc cắc. Nhà to nhưng không ăn được, giấc ngủ cũng không bình yên, những người sống trong đó cũng không sung sướng vì luôn phải cảnh thiếu trước hụt sau.

Một kiểu làm ăn nhàn hạ

Qui trình tiêu tiền nhà nước (OPM)

Như các bạn thấy, nền kinh tế hiện nay làm ăn không dễ. Bạn phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được lợi nhuận. Bạn phải quản trị sản xuất tốt, phải tìm kiếm khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của họ thì may ra mới có đồng lời.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng cũng vậy. Đầu vào của ngân hàng là vay tiền nhàn rỗi trong dân, đầu ra là cho khách hàng có khả năng làm ăn hiệu quả vay. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế quan trọng như một quả tim trong cơ thể. Nó làm nhiệm vụ hút máu và bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu các khách hàng vay tiền làm ăn hiệu quả thì đồng tiền sẽ giữ giá, nếu khách hàng phá sản thì ngân hàng sẽ mất vốn. Khi khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước như Vinashine, vinaline,…làm mất vốn lớn nhưng được chính phủ cứu trợ bằng cách bơm tiền cứu thanh khoản thì đồng tiền đó không có giá trị vật chất trong xã hội nên gây ra lạm phát. Khi lạm phát thì lãi suất huy động tiền phải cao, vì nếu thấp hơn mức lạm phát thì người dân không gửi tiền (họ mua vàng, đôla, đất để tích trữ). Khi huy động cao thì tất yếu cho vay ra lãi suất phải cao. 

Lên tiếng

Thưa quí vị nhân sĩ, trí thức,...
Thưa các bạn hữu đang lên tiếng vì nền dân chủ Việt Nam
Trong bài viết "cãi nhau mà làm gì?" và "Việt Nam giữa ngã ba đường", tôi có nhận định là chính phủ sẽ bán đổ, bán tháo tài sản quốc gia cho các công ty nước ngoài hoặc các trùm tài phiệt sân sau. Tình hình nước ta có thể sẽ giống như nước Nga giai đoạn hậu Xô Viết. Nếu điều đó xảy ra thì chúng ta không có dân chủ thực sự dù có bỏ điều 4 trong hiến pháp, có bầu cử tự do, có đa đảng phái,...Bỡi lẽ nắm kinh tế là nắm tất cả. Chỉ khi nào dân nắm kinh tế, thực hiện kinh tế tư nhân tương đối đồng đều như Balan thì chúng ta mới có dân chủ, thịnh vượng.
Tình hình đất nước đang diễn ra đúng như tôi nhận định. Qua bài viết "thời đại gia ngoại tung hoành càn quét DN Việt" đăng trên trang Vietnamnet cho ta thấy tình hình thâu tóm đang diễn ra với tốc độ chưa từng có. Có thể nhận định là đang bán đổ, bán tháo.
Vì đất nước, vì tương lai dân tộc, vì tương lai đời chúng ta và con cháu, chúng ta hãy chung tay chặn đứng làn sóng này. Chúng ta cùng nhau yêu cầu quốc hội ra luật buộc chính phủ minh bạch các vụ mua bán, sát nhập.
Tôi tha thiết mong các nhân sĩ, trí thức hãy cùng lên tiếng, chỉ có như vậy may ra chúng ta mới thành công. Quá trình mua bán này mang lại lợi ích cho cả bên nắm quyền và bên mua nên sẽ tạo ra một thế lực lợi ích nhóm vô cùng hùng mạnh, rất khó và nguy hiểm để đương đầu.
Đây là tài sản mồ hôi nước mắt của toàn dân tích lũy bao năm qua. Nếu thua canh bạc này thì dân ta trắng tay, phải chấp nhận kiếp nô lệ mới.
Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh
0984,973,376
email: thanhipi@gmail.com 
P.s: Phòng bài báo bị rút xuống, tôi xin đăng lại trên blog này
http://loihethong.blogspot.com/2013/04/thoi-ai-gia-ngoai-tung-hoanh-can-quet.html

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Thời đại gia ngoại tung hoành càn quét DN Việt

Những vụ mua bán chóng vánh

TPG được biết đến là một trong những tập đoàn đầu tư vốn tư nhân lớn nhất của Mỹ với lượng tài sản quản lý lên đến 54,5 tỷ USD đã xác định Việt Nam là một thị trường đầu tư quan trọng. TGP đã từng có khoản đầu tư hiệu quả vào Masan và FPT.
TPG đã thoái vốn khỏi FPT nhưng vẫn giữ lại cổ phần tại Masan và đây là một trong những khoản đầu tư có hiệu quả cao nhất của TPG trên phạm vi toàn cầu tính trong năm vừa qua với giá thị trường ước gấp khoảng 5 lần giá trị đầu tư ban đầu (năm 2009).
Không chỉ tăng về giá, khoản đầu tư vào Masan đang mang lại vị thế rất lớn cho TGP khi mà sự mở rộng của Masan thông qua các thương vụ thâu tóm Vinacafe Biên Hòa, Proconco, Vĩnh Hảo… đang khiến cho khoản đầu tư của TPG trở nên giá trị hơn bao giờ hết.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Bình ổn giá là chống lại qui luật kinh tế thị trường


Nên giữ tiền bình ổn giá trong ví mình
1. Hệ thống kinh tế thị trường:
Bây giờ mà còn bàn về kiến thức kinh tế thị trường thì có vẻ dông dài và thừa. Tuy nhiên tôi cũng sẽ điểm lược qua. Hệ thống kinh tế thị trường là một hệ thống to lớn, phức tạp bao gồm rất nhiều ngành nghề, dịch vụ,…bất cứ cái gì con người cần đều có người làm cung ứng. Tất cả các chủ thể tham gia kinh tế có động lực là lợi nhuận. Các chủ thể kinh tế dùng tiền để trao đổi với nhau, chúng quan hệ với nhau qua hệ thống giá. Lợi nhuận vừa là mục đích vừa là tín hiệu hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Nguyên tắc kinh tế thị trường là sự sòng phẳng.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Khối u bất động sản, làm sao giải quyết?


Vì mất cân đối nên sinh ra hối u BĐS
Viết nhân đọc bài “Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan Phan” và bài “'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do
Bài 1:
1.   Hệ thống kinh tế hoạt động thế nào?
Hệ thống kinh tế là một hệ thống to lớn và phức tạp, để có thể mô tả chính xác nó hoạt động thế nào sẽ rất dài. Miêu tả dài là không cần thiết, có thể làm mệt đọc giả. Tôi xin lấy một sự so sánh để bạn đọc có thể nhanh chóng hình dung về sự hoạt động của hệ thống kinh tế. Tất nhiên là so sánh nào cũng khập khiễng.
Chúng ta hãy quan sát một đứa bé mới sinh. Nó nặng tầm 2-4kg, có đầy đủ các bộ phận mắt, mũi, miệng, chân, tay, tim, phổi,….Tất nhiên là mỗi thứ một xíu cân đối vừa vặn với cơ thể. Theo thời gian đứa bé sẽ phát triển thành chàng trai lực lưỡng 60-70kg với hai chân to, tay khỏe, đầu to,….và cũng cân đối.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Phạt xe không chính chủ là trái với hệ thống nhà nước pháp quyền

Luật làm cuộc sống thuận lợi chứ không phải làm khó nhau
1. Những lý lẽ đều đúng của các bên:
Thời gian qua trên các diễn đàn thường xuyên nóng lên chuyện phạt xe “không chính chủ” (chưa sang tên đổi chủ). Rất nhiều ý kiến đa chiều đã thể hiện đồng tình có (nhưng rất rất ít), phản đối có (đại đa số).
Bên ủng hộ  cho rằng: quốc pháp phải nghiêm, qui định là phải thực thi và tất nhiên phải có xử phạt thì người dân mới thức hiện. Không có luật pháp nào mà không có chế tài kèm thêm xử phạt. Thực hiện nghiêm điều trên còn để chống thất thu thuế cho nhà nước vì tệ giao dịch buôn bán ngầm, đồng thời chống nạn tội phạm trộm cướp xe máy. Lý lẽ đưa ra tất nhiên là rất có lý.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Làm gì để có một nền giáo dục mạnh?

Vận hành hệ thống giáo dục sai là hại đời các cháu
Bài viết theo của bài "GS Ngô Bảo Châu chưa nói vì sao GD tha hóa".
Tại sao người dân mua sản phẩm tốt mà không mua sản phẩm tồi? Vì họ có lợi trong mua sản phẩm tốt để dùng, nếu là nguyên liệu thì giúp họ cho ra những sản phẩm tốt để cạnh tranh nhau. Các ngành nghề kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường để biết nhu cầu xã hội và có động lực để cạnh tranh. Ngành giáo dục cũng vậy.
Do vậy tự bản thân ngành giáo dục không thể tự nó cải cách được. Thứ nhất nó không có động lực. Thứ hai nó không có tín hiệu là cải cách như thế nào cho tốt. Cần phải đặt nó trong hệ thống thị trường, sản phẩm của nó phải được thị trường quyết định.

THƯỢNG BẤT CHÍNH-HẠ TẮT LOẠN

Vấn nạn thượng bất chính, hạ tắt loạn là do đâu?

1. Quan niệm về đạo đức lãnh đạo:
Mỗi khi trong xã hội có một scandan nào đó: tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, con quan chức ỷ thế làm càn, quan chức mua dâm,….v.v…thì nhiều người chép miệng “thượng bất chính, hạ tắt loạn”. Người có suy nghĩ sâu hơn thì cho rằng lỗi hệ thống xuất phát từ đây: “thượng bất chính-hạ tắt loạn”.
Rõ ràng là nếu quan trên nghiêm minh, liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có tài nữa thì hẳn là xã hội không có cảnh nhiễu nhương. Vấn đề mấu chốt là làm cho người lãnh đạo phải “chính”, chỉ cần tìm ra người như vậy thì xã hội sẽ thái bình thịnh trị, muôn dân ấm no. Nếu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy, hẳn nhiều người đồng ý và ủng hộ. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Hệ thống đúng của xã hội loài người

Sụp đổ là do con người xấu hay do hệ thống tồi?
Đi tìm hệ thống đúng để vận hành xã hội là một cuộc trường chinh của nhân loại. Dân tộc nào tìm ra trước thì văn minh trước, dân tộc nào chưa tìm ra thì còn ngụp lặn trong bể khổ trần ai.
Hôm nay chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này.
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn không đủ để lập luận nhằm chỉ ra hệ thống đúng của xã hội là gì. Và đồng thời bác bỏ những lối ngụy biện để bảo vệ một hệ thống sai. Phần lớn ngụy biện đến từ những người ủng hộ hệ thống sai để hưởng lợi.

Chúng ta đồng ý với nhau một điều là trong xã hội loài người cần có sự cạnh tranh mới có sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.

Hoa hồng lại nở trên lỗi hệ thống

Đừng gieo hạt, lấy gì hoa hồng nở?
Sáng nay, nhiều trang báo chính thống đã đưa tin về sự kiện thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đầu tư 200 triệu USD cho TW đoàn thanh niên xây dựng mạng xã hội. Tôi cho rằng đây là một hình thức tiêu tiền vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân tạo nên lỗi hệ thống ở Việt Nam.
Chính phủ không phải là nơi làm ra tiền. Chính phủ chỉ có một nguồn tiền duy nhất là thu thuế nhân dân (nếu có vay mượn nước ngoài thì cuối cùng vẫn là tiền thuế trả, nếu có in tiền gây lạm phát thì là thuế đánh trên toàn dân). Tiền của dân do mồ hôi nước mắt làm ra phải dùng vào những việc thật sự hữu ích cho dân.
Do bị lỗi hệ thống nên hiện nay tiền ngân sách được quyết chi tiêu rất dễ và kiểm tra không nghiêm nên gây thất thoát nhiều. Điển hình như các tập đoàn Vinashine, Vinaline,... Đây là nguồn cơn gây nợ công, nợ xấu và lạm phát.
Từ hệ thống sai là tiêu tiền ngân sách quá dễ nên nhiều tổ chức, cơ quan đã cố gắng vận động để được duyệt, chính điều này tạo ra lợi ích nhóm, móc ngoặc và tham nhũng.
Để có thể sửa được lỗi hệ thống, chúng ta cần lên tiếng chấm dứt những kiểu tiêu tiền, những dự án kiểu này. 
Nguyễn Văn Thạnh
P.s: Nhiều bài báo đã rút đi tít 200 triệu đôla, và xóa đi phần nội dung số tiền.
Một kiểu sài tiền chùa dân-biểu hiện của lỗi hệ thống.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

'GS Ngô Bảo Châu chưa nói vì sao GD tha hóa

Buổi gặp gỡ với sinh viên (SV) tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiều 13/3 - GS Ngô Bảo Châu đã dành hơn 1 giờ tâm sự và trao đổi về nhiều vấn đề nóng như: thần tượng, học chữ-học làm người, niềm đam mê khoa học và không quên nhắc lại sự kiện Đồi Ngô.

ÉP CHÍN TRÁI XANH, VÌ ĐÂU NÊN NỖI


Vì sao trẻ em phải chạy đua với việc học?
Trẻ con là những thiên thần của bố mẹ, những mầm non của xã hội. Trẻ con như lộc biếc trên cây, nó cần phát triển tự nhiên mới khỏe mạnh, xinh tươi. Tuổi mầm non thì vui chơi, nhận biết thế giới xung quanh, tuổi đi học thì bắt đầu học chữ. Tuổi nào việc nấy mới đúng với tự nhiên của sự phát triển. Không phải ngẫu nhiên luật qui định trẻ con 6-7 tuổi mới được học lớp 1.

Một cuộc đua vô nghĩa: Rõ ràng việc phụ huynh đua nhau cho con học trước chương trình khi con vào lớp một là một cuộc đua vô nghĩa. Thời gian để con em học rất dài, không việc gì chúng ta lại phải nhồi nhét con trẻ khi tuổi thơ chúng chưa cần làm việc đó.

Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống?


Bây giờ, câu chuyện là người Việt Nam chúng ta có một số thói hư tật xấu như: dựa dẫm, lười biếng, dựa uy, sính ngoại, ham nhậu, khoe khoang, dối trá, xả rác, ý thức công cộng kém, “ăn to, nói lớn”,… là chuyện gần như ai cũng thừa nhận. Thậm chí một góc trời cao quí như ngành giáo dục cũng bị một vị GS nổi tiếng cảnh báo là bị tha hóa.